Van chặn nước hay van cổng là loại van được sử dụng phổ biến trong hệ thống nhà cao tầng, trường học hay các khu công nghiệp. Có thể nói đây là loại van đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vận chuyển nguyên liệu. Vậy trong quá trình sử dụng van cần phải lưu ý những gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin chi tiết nhé.
Van chặn và cấu tạo của van
Van chặn là gì?
Van chặn (van cổng ty chìm hay van cửa) là loại van hai chiều được lắp đặt phổ biến trong các hệ thống vận thống vận chuyển nguyên liệu. Thường van được lắp ở đầu nguồn có nhiệm vụ chính là đóng hoặc mở hoàn toàn chất lưu chất lưu, tạo sự liền mạch cho dòng nguyên liệu.
Van chặn cho phép chất lưu vận chuyển 2 chiều điều này giúp hạn chế sự tổn thất hay thất thoát nguyên liệu ít nhất có thể.
Cấu tạo của van chặn
Các loại van chặn cơ bản được cấu tạo giống nhau với các bộ phận chính như: thân van, đĩa van, trục van và bộ địa khiển.
Thân van: được làm bằng nhựa, inox hoặc thép không gỉ,… Có 2 loại phổ biến đó là van kiểu lắp ren và van cổng mặt bích. Phần thân van là nơi chứa các bộ phận của van. Thường phần thân van được sơn phủ một lớp tích điện chống gỉ để có thể đảm bảo vận hành trong môi trường lắp đặt trong hệ thống ngầm hoặc ngoài trời.
Đĩa van: đây là bộ phận quan trọng nhất của van. Nó cho phép chất lưu có thể lưu thông qua van hoặc chặn dòng chất lưu. Thường đĩa van được làm bằng inox hoặc thép không gỉ,… bên ngoài có thể được bọc lại bằng cao su để tăng độ kín.
Trục van: là nơi kết nối giữa đĩa van và bộ điều khiển, cũng được làm bằng . Thường có 2 loại trục van phổ biến nhất đó là van nổi và van chìm.
Bộ điều khiển: bao gồm một số bộ phận như tay quay, tay cầm,… với nhiệm vụ điều chỉnh quá trình đóng mở của van.
Nguyên lý hoạt động của van chặn
Tất cả các loại van chặn đều hoạt động theo nguyên lý nâng lên hoặc hạ xuống của đĩa van cho phép chất lưu có thể đi qua theo nhu cầu của đối tượng sử dụng.
Khi mở tay van bộ điều khiển sẽ làm trục van chuyển động và đẩy đĩa van dần đi lên cho phép chất lưu đi qua. Ngược lại, đĩa van sẽ được điều khiển dần đóng lại và chặn dòng chất lưu khi van trong trạng thái đóng.
Nguyên lý hoạt động của van chặn nước
5 lưu ý khi sử dụng van chặn nước
– Khi kết nối giữa van và đường ống cần phải chú ý chọn loại ren sao cho phù hợp, tránh việc rò rỉ nguyên liệu.
– Cần đảm bảo đã làm sạch Gioăng (vòng đệm cao su) trước khi chèn vào giữa mặt van và đường ống để mối ghép có độ kín và khít cao.
– Xiết bulong, đai ốc từ từ theo phương từ trên xuống dưới để đảm bảo độ kín khít. Chú ý các đai ốc, bulong phải song song, đối xứng với nhau để cân bằng lực và áp suất tác động lên đó.
– Luôn để van trong trạng thái đang mở 1/3 trong quá trình lắp đặt.
– Trong quá trình sử dụng van tuyệt đối không tác động lên van một lực quá lớn để tránh việc gãy tay quay hoặc tay cầm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành và độ kín của van.
Bảo trì van chặn nước đúng cách
Trong quá trình sử dụng, cần phải bảo trì van chặn nước thường xuyên để tránh việc van bị tắc làm ảnh hưởng đến dòng chảy nguyên liệu.
Đối với một số bộ phận lộ ra bên ngoài cần được chú ý vệ sinh thường xuyên do vị trí này dễ bám bụi hoặc oxi hóa trong quá trình vận hành. Nên tra dầu mỡ định kỳ 3-6 tháng/lần ở phía trong van để tránh bị ăn mòn trong quá trình sử dụng.
Trên đây là một số chia sẻ về những lưu ý trong quá trình sử dụng van chặn nước. Hi vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PHÚ THÀNH
Trụ sở: Số 115A, Phan Trọng Tuệ, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
Kho Ngọc Hồi: Lô GD 5-6, KCN Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 668 6336
Website: https://phuthanh.net/
Fanpage: https://www.facebook.com/phuthanhvalvepipe
Email: info@phuthanh.net